Anh đứng đó - em kề bên, ngày của chúng mình không có tên, rót vào mắt những quý thương lòng mình, kệ mây trời trùng chình - trôi hồ đồ không lề lối, mặc người đi giữa trùng mây rẽ lối, bàn tay xiết chặt, giữa lòng người thương.
“Tình yêu cho phép những ca khúc ra đời. Nỗi đau và niềm hân hoan làm thành bào thai sinh nở ra âm nhạc. Âm nhạc như thế là tình yêu, là trong bản thân nó hàm chứa một cõi nhân sinh bề bộn những khổ đau và hoan lạc. Không có bất hạnh và nụ cười có lẽ âm nhạc cũng không thể có duyên ra đời.
…
Tất cả mọi điều sẽ qua đi, sẽ biến mất, nhưng tiếng hát, câu ca, một khi đã được khai sinh với ngày thôi nôi huy hoàng của nó thì sẽ ở lại với đời mãi mãi. Đó là một cuộc rong chơi ngậm ngùi của hữu hạn muốn chộp bắt cái vô hạn làm món quà thế chấp cho đời mình” – Trịnh Công Sơn.
Tình yêu cũng giống như một bản nhạc, có những nốt thăng trầm lại là một gia vị riêng của nó. Và trong những cuộc rong chơi của mỗi con người, ta sẽ lại bắt gặp đâu đó những ánh mắt, những nụ cười khiến bản thân chẳng có lý do gì để từ chối nhớ thương, từ chối một tình yêu.
Tú may mắn được chứng kiến giây phút thăng hoa trong tình yêu đó của anh Khang và chị Quỳnh trên đỉnh đồi Thiên Phúc Đức trong buổi chiều nắng vàng mật ấy, họ giành cho nhau ánh mắt chân thật và cảm xúc nhất của chính tình yêu trong trái tim họ. Một buổi cầu hôn và những câu nói tự đáy lòng, xuất phát từ thứ tình cảm chân thành mà anh Khang giành cho người thương. Cầu vồng xuất hiện, ray nắng trĩu xuống cuối ngày, mây dẽ lối đi cho hai người,… Giây phút ấy như cách đồng hồ Luân Đôn đếm ngược đón giao thừa, từng khắc từng khắc, lặng lẽ và …