NNR-10078

Cái duyên nhiếp ảnh đến từ những dự án thiện nguyện vùng cao

Cái duyên nhiếp ảnh đến từ những dự án thiện nguyện vùng cao

17/08/2020 | Câu chuyện về nghề nhiếp ảnh

Hè 2018, có thể nói là một trong những năm tháng vô định của Tú, không có định hướng cho công việc, chán học và không thể bắt nhịp được với cuộc sống hiện tại sau 2 năm quân ngũ!

          Hè 2018, có thể nói là một trong những năm tháng vô định của Tú, không có định hướng cho công việc, chán học và không thể bắt nhịp được với cuộc sống hiện tại sau 2 năm quân ngũ! 

          Trở về từ Phú Quốc sau khi hoàn thành 2 năm nghĩa vụ quân sự, bắt đầu lại cuộc sống với một kế hoạch nuôi chim trĩ được vạch ra trong đầu khi còn trong bộ đội. Nhưng nhận ra nó không phải là con đường để mình đủ đam mê và gắn bó lâu dài cho cuộc sống sau này. Tú quyết định quay lại cái ghế sinh viên còn bỏ dở ở Đại học Kinh Tế, hoàn thành chương trình học Đại học chuyên ngành Quản lý nguồn Nhân lực. Tuy nhiên, 6/2018 Tú vẫn chỉ học và học, vẫn chưa có gì đủ cuốn hút mình về chuyên ngành đang học đó, có chăng là những người bạn mới quen. Cảm giác chán chường và thất vọng về cuộc sống hiện tại khi không thể tự mình nuôi sống bản thân, không bắt nhịp được với cuộc sống, không chút định hướng cho tương lai, thậm chí có lúc còn nghĩ ước gì quay lại bộ đội để chẳng phải lo nghĩ, nhưng đó là “cách chạy trốn” chứ không phải là “cách để vượt qua khó khăn”. Bản thân rơi vào trạng thái vô định nhiều thứ và mất dần niềm tin, mất đi hết khí chất của một người từng làm lính, vượt qua không biết bao nhiêu khó khăn, gian nan, khổ cực! 

Tuy nhiên, Tú cảm thấy mình may mắn và luôn nghĩ rằng những gì đến với mình đều là cái duyên, đều là ý Chúa (vì Tú theo đạo Thiên Chúa). Niềm tin và sự cho đi chính là động lực lớn nhất đã vực dậy cái tận cùng tuyệt vọng ấy, tưởng chừng như không bao giờ mình vượt qua được. Tú luôn tin những gì xảy ra với mình ở hiện tại đều có lý do của nó cho những kết quả sau này, nói trong đức tin của người Kitô Giáo là Ý Chúa. Tất cả những gì xảy ra và những người may mắn đến với mình ở thời điểm hiện tại chính là những thách thức đối với bản lĩnh của một con người, là những thử thách mà Chúa muốn mình vượt qua. 

Rồi mọi thứ đến với mình như một lẽ rất thường…

NAR-1212107
Những đồng đội trong chương trình hè 2018 (thiếu anh Ngôn vì phải ra dạy ở ngoài Châu Khê)

(Trước đó, 10.6.2015 Tú cùng với 1 số anh em nhóm Gió Yêu Thương tham gia dự án “dạy học hè” cho các em nhỏ Bahnar của các Cha Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam ở 3 địa điểm là Châu Khê, làng Plei Bông và làng Bông Hyot)

6.2018 Tú quay lại Plei Bông – Mang Yang (Gia Lai), tham gia vào một dự án giảng dạy và giúp đỡ, cùng sống chung với những anh em dân tộc Bahnar khoảng hai tháng. Chập chững với những bức ảnh đầu tiên trên chiếc máy Canon 600D, chính những đôi mắt biết nói, những nụ cười vô tư lự của những đứa nhỏ và hình ảnh mộc mạc của anh em Bahnar là cảm hứng giúp Tú gắn liền với chiếc máy ảnh cho đến tận bây giờ!

Một lựa chọn cũng đầy mạo hiểm nhưng không kém phần thú vị cho chuyến đi “tìm lại bản thân” năm ấy là một mình chạy xe máy từ TP.HCM lên H. Mang Yang (Gia Lai). Một lịch trình cho 4 chặng đường được vẽ ra để “về đích”, biết là mạo hiểm nhưng trong mình hiểu rõ bản thân sẽ được gì từ chuyến đi này nên mặc cho những lời khuyên Tú vẫn quyết định đồng hành cùng “con ngựa chiến” của mình suốt quãng đường gần 800km.

15h20′ ngày 11.6.2020, Plei Bông đón Tú bằng cơn nắng chiều vàng mật, một chút không khí mát lạnh khi băng qua rừng thông và ray nắng rọi xuống khiến mình cảm thấy bình yên, hai bên đường xanh màu mạ non của lúa,…dừng lại và tự thưởng cho mình vài phút để đắm mình trong cái không gian ấy, lấy tinh thần và động lực cho những tháng ngày sắp tới. “Cuộc chiến” giành lại những con chữ ấy Tú cùng với những người đồng đội của mình đã chiến đấu vì các em suốt 2 tháng trời. Một vài Thầy Cô đã không ngần ngại đường xa và công việc để cùng với nhau tạo nên một mùa hè thật ý nghĩa cho các em, tưởng chừng đó là sự cho đi nhưng Tú nghĩ rằng chính bọn mình mới là những người được nhận lại rất nhiều từ làng, từ các em và từ những gì được tận mắt chững kiến khi cùng sống với nhau, với những anh em đồng bào Bahnar và cùng học với các em.

NAR-1212001
Cô Dung (trái), cô Đào (Phải)
NAR-1212001
Thầy Tuyên (trái), thầy Nghĩa (phải)
NAR-1212001
Cô Trâm (trái), thầy Khánh (phải)
NAR-1212093
Cô Na (trái), cô Phương (Phải)
NAR-1212001
Thầy Kim Trường (trái), thầy Phong (phải)
NAR-1212135
Cô Duyên
NAR-1212005
Thầy Toàn đang tập viết cho một em học lớp 2
NAR-1212032
Thầy Ngôn
IMG_4924
Thầy Tú
NAR-1212128
Bặ Chính (Linh mục nhiệm sở lúc bấy giờ)

Quay trở lại với làng, hành trang của Tú lần này vỏn vẹn chỉ có chiếc máy ảnh 600D cùng một chiếc thẻ nhớ 16GB. Trong đầu mình lúc đó, chỉ đơn giản là cầm máy để chụp lại những đứa nhỏ và cảnh sinh hoạt đến trường của tụi nó, những trò chơi dân gian đã bị lãng quên ở phố thị vẫn luôn hiện ra trước mắt mình hàng ngày, hàng giờ ngay tại Plei Bông này. Nhưng dần dần, càng chụp Tú lại càng bị cuốn hút bởi chính các em, sự hồn nhiên, ngây thơ và vô tư kèm theo đó là một chút thương hại cho số phận con người của tụi nhỏ.

Những ánh mắt ngây ngô được vẽ bởi núi rừng, vẽ trong cái sự bình yên của nắng gió, bụi đường đất đỏ, đồng xanh ngát,… cứ thoăn thoắt bay trong cái làng Ayun nhỏ bé ấy, tụi nhỏ vẫn hồn nhiên lớn lên cùng ngôi làng của mình, cùng những hàng cây, núi, đồi vẫn “im lìm” đứng đó, cũng chẳng biết ngày sau ra sao, cũng chẳng biết có cơ hội bay ra khỏi làng hay không, hay lại cứ vô tư mặc cho cái sự bình yên nhỏ bé ấy cứ ngày một thoi thóp theo thời gian?

Hỏi lòng mình sống được bao lâu mà sao không yêu, không nhớ, không thương, sao cứ mãi tiếc thương cái cảm xúc cũ mèm mà mình cất giữ bao lâu nay về làng. Cái lối mòn suy nghĩ của con người nó ích kỷ quá, cứ mải miết chạy theo vòng xoay cơm – áo – gạo – tiền, rồi quên béng đi cái sự bình an trong tâm hồn, trong lòng mỗi người lại xuất phát từ sự cho đi, sẻ chia và yêu thương, người ta “bỏ – quên mình” trong mớ hỗn độn đó rồi đánh mất luôn cái cảm xúc đó của mình dưới lòng bàn chân khi cứ phải quay cuồng, chạy, đi, … để – kiếm – tiền! Rồi tự hỏi mọi thứ đó con người cần để thỏa mãn cái ham muốn trong lòng, thỏa mãn cái cảm giác được mọi người sùng bái vì tài giỏi, vì ông này bà nọ? Nhưng tỷ như đặt mình vào cái vị trí của những em nhỏ mà tụi nó chỉ cần cái nắm cơm với miếng muối, cần cái “đủ” để ăn mỗi ngày còn nhìn thấy rừng, thấy núi, thấy mặt trời,… thì mặc kệ cho những cái “dư thừa” kia có còn là gì? Hay chỉ còn lại trong – thế – giới – tâm của họ? Đôi khi ta vẫn tự ru lòng mình bằng những giai điệu hồn nhiên, lại muốn chạy trốn thế giới, bỏ mặc hết mọi thứ để tìm về cảm giác bé bỏng ngày xưa, vô tư lự trong suy nghĩ, chạy trốn ư? Không! Con người vốn đang ở trọ trần gian đó thôi, hãy nhớ mình là bụi tro rồi cũng về tro bụi, sao cứ mải miết bước theo cái “sự hoàn hảo” cho nó là cái cùng đích của cuộc sống? Có lúc ta lại ngồi thở than, trách cứ cái thân phận hèn mọn ấy sao không được chọn cho mình chốn nhân sinh, cứ đoái nhìn hoài những cái vỏ bọc đang mang trên người rồi lãng quên đi trong mình là một kho tàng bao la, là một điều tuyệt diệu đã được tạo hóa dựng nên trong hình hài con người mà chỉ mình có được, không phải ai khác?

“Bụi hóa kiếp mây gió về cùng tiếng hát vỡ nát, bụi lấm luốc gương mặt thở than” (Trích lời bài “Bụi” – Nguyễn Thiện Thảo)

Cuộc rong chơi ấy liệu khi nào sẽ kết thúc, nào ai có biết chăng ngày mai ra sao mà không mở lòng cho những yêu thương, những điều giản đơn, hãy đi gieo những nụ cười để thế chấp cho lòng ghen tuông, đố kỵ,… vốn đã lấp đầy cái “lối mòn” hằng ngày mà ta vẫn phải chạy cho kịp ngày mai?

“Khoác lên mình chiếc áo bình yên

mặc những bụi bờ,

tìm những nụ cười hồn nhiên – kệ đôi bờ

mặc lý trí xác xơ

mặc lòng cũ kỹ

mặc vần thơ

kẻ gieo nụ cười…”